PHÒNG KHÁM RĂNG HÀM MẶT SÀI GÒN

1258 Võ Văn Kiệt, P.10, Q.5, TP.HCM

Search
Close this search box.
Search
Close this search box.

Cách ngăn chặn bệnh nấm miệng khi niềng răng

Bạn nhận thấy có những biểu hiện lạ như lưỡi bị chảy máu, góc miệng nứt và mất vị giác? Vậy thì rất có thể đó là bệnh nấm miệng, hãy tham khảo cách ngăn chặn bệnh nấm miệng khi niềng răng dưới đây nhé!

Sau khi niềng răng, việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn và nếu chúng ta không cẩn thận sẽ rất dễ bị các bệnh như sâu răng, viêm chân răng, nha chu, đặc biệt là nấm miệng. Để bảo vệ tốt hơn hàm răng sau niềng, bạn nên tìm hiểu về bệnh lý nấm miệng và cách ngăn chặn bệnh nấm miệng khi niềng răng.

Bạn biết gì về bệnh nấm miệng?

Nấm miệng là tổn thương niêm vùng mạc miệng do loại nấm có tên Candida albicans gây ra. Bệnh thường xuất hiện trên lưỡi hoặc má bên trong và có thể lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc cổ họng khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng đau nhức và khó chịu.

cach-ngan-chan-benh-nam-mieng-khi-nieng-rang-1

Bệnh nấm miệng gây tổn thương lưỡi

Nạn nhân của nấm miệng là những người bị suy giảm miễn dịch, mang răng giả, bệnh đái tháo đường hay bệnh thiếu máu, dùng thuốc kháng sinh, corticosteroid, hóa trị liệu hoặc xạ trị ung thư, bị khô miệng, hút thuốc và nguy cơ bị nấm miệng khi niềng răng là rất cao. Vậy triệu chứng khi bệnh nấm miệng phác tác là gì?

Triệu chứng của bệnh nấm miệng

Khi nấm miệng tấn công vùng miệng của bạn, chúng thường mang theo những dấu hiệu rất dễ nhận biết bệnh như:

  • Tổn thương kem trên lưỡi, má bên trong, trên vòm miệng, lợi và amiđan.
  • Đau và chảy máu nếu bị cọ xát bởi thức ăn.
  • Có vết nứt ở góc miệng.
  • Mất vị giác.

Đặc biệt, nếu bệnh chuyển nặng sẽ khiến bệnh nhân thấy khó nuốt hoặc cảm thấy như là thức ăn đang mắc kẹt trong cổ họng. Và khi nấm miệng biến chứng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường:

cach-ngan-chan-benh-nam-mieng-khi-nieng-rang-3

Niềng răng có thể đối mặt với nguy cơ nấm miệng cao

  • Nấm lan xuống ruột  gây rối loạn quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể nếu bệnh nhân bị ung thư hoặc suy giảm miễn dịch.

Theo cảnh báo của các chuyên gia, nhiễm nấm là một bệnh khó chữa và gây ra những tổn hại sâu sắc cho sức khỏe. Chính  vì thế, ngăn chặn nguy cơ bị nấm miệng khi niềng răng hay cơ thể suy yếu là điều vô cùng quan trọng.

Cách ngăn chặn bệnh nấm miệng khi niềng răng

Tất cả những ai đang niềng răng đều có thể phải đối mặt với nguy cơ bị nấm miệng. Do đó, các bạn cần thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ như sau:

  • Chải răng 2 – 3 lần một ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và sau các bữa ăn
  • Dùng chỉ nha khoa sau khi chải răng để loại bỏ cặn thức ăn ở khe giữa 2 răng
  • Hạn chế dùng nước súc miệng diệt khuẩn vì có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn trong miệng họng, tạo điều kiện cho nấm phát triển
  • Nên súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày

Cách ngăn chặn bệnh nấm miệng khi niềng răng

Cách ngăn chặn bệnh nấm miệng khi niềng răng

  • Nếu đang dùng thuốc corticosteroid, cần súc miệng bằng nước sạch hoặc đánh răng sau khi uống thuốc

Bổ sung sữa chua tươi có chứa Lactobacillus acidophilus hoặc Bifidobacterium sau khi dùng thuốc kháng sinh để lập lại cân bằng vi khuẩn có lợi trong miệng, kìm hãm nấm phát triển.

Nấm miệng không chỉ làm tổn hại đến vùng khoang miệng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân của chúng ta. Các bạn lưu ý cách ngăn chặn bệnh nấm miệng khi niềng răng mà chúng tôi chia sẻ ở trên nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN